Logo trái

The Intersection of New Creative Elements

Khả Thể: Triển lãm Giải thưởng Dogma 2017THE MULTIVERSE: Dogma Prize 2017's Exhibition

Giải thưởng Dogma dành cho chân dung tự họa giới thiệu
Triển lãm KHẢ THỂ
 
Thời gian: 8 - 28.7.2017
Khai mạc: 19:00, 08.07.2017
Trò chuyện cùng nghệ sỹ: 18:00, 8.7 và 15.7
Địa điểm: Heritage Space, Dolphin Plaza, 6 Nguyễn Hoàng, Hà Nội
 
​Dogma Prize for Self-Portraiture presents
THE MULTIVERSE
An Exhibition
 
Dates: 8 - 28.7.2017
Opening: 19:00, 08.07.2017
Artist Talks: 18:00, 8.7 and 15.7 
Venue: Heritage Space, Dolphin Plaza, 6 Nguyễn Hoàng, Hà Nội
GIỚI THIỆU
 
‘Chúng ta cần gì những thế giới khác, chỉ những tấm gương đã là đủ.’ (Stanisław Lem, Solaris) 
 
Nhưng ta sẽ thấy gì khi nhìn vào một tấm gương?
 
Sự tồn tại của chúng ta, gồm cả những hiển lộ bề ngoài, không đơn nhất và bất di dịch như ta thường nghĩ, ngay cả khi tính theo từng giây khắc, từng cái chớp mắt. Mỗi chúng ta được tạo thành từ hàng chục tỷ tế bào nhỏ, và cứ mỗi giây hàng triệu trong số đó tự phân hủy và tái sinh; trên lớp da bề mặt ngoài cũng vậy, một số lượng tương ứng các tế bào chết được thay thế hàng ngày. Dưới góc độ giải phẫu, mỗi khi hình bóng của bạn phản chiếu từ trong gương, đó đã lại là một con người mới.  Cuộc sống cứ tiếp diễn, và mỗi chúng ta không ngừng, bất tận, trong một quá trình đổi thay thành những dạng thức vật chất mới.
 
Một ý niệm tương tự xuất hiện trong địa hạt lạ lùng của vật lý lương tử.  Thuyết đa vũ trụ là một khái niệm lượng tử quan trọng, giả thiết rằng tất cả những gì ‘ở đây’ và ‘bây giờ’ mà chính tôi, bạn và tất cả những người ta biết, không phải là vũ trụ duy nhất đang tồn tại. Tại bất cứ thời điểm nào, ở những vùng xa xôi nhất nằm ngoài dải ngân hà, xa xôi đến mức sẽ không bao giờ có cơ hội nào chúng ta có thể du hành đến được (Đa vũ trụ Cấp 1 và 2) hoặc ngay trong chính chiều không gian-thời gian của chúng ta, nhưng cũng bất khả phát hiện và liên lạc (Cấp 3) tồn tại vô hạn những phiên bản khác của chúng ta, mỗi phiên bản một chút khác nhau, tất cả chúng tạo thành một tập hợp toàn bộ các khả năng về các sự việc có thể xảy ra trong suốt cuộc đời một con người, tới cả những khoảnh khắc nhỏ nhặt tưởng chừng như vô nghĩa nhất.1
 
Và nếu bằng cách nào đó ta có thể đúc kết những ý tưởng xa vời đó chỉ với một từ, thì có lẽ từ đó sẽ là: khả thể. Ở mức tuyệt đối nhất, thuyết Đa vũ trụ có nghĩa là mọi sự việc có thể xảy ra, đều xảy ra, ở vũ trụ này, hoặc một vũ trụ khác; hoặc chí ít, khi ta có thể mơ được đến một khả thể, một cái ‘ta’ khác của mình, thì đó đã là khởi đầu của của một điều gì đó, một lực thúc đẩy.
 
Khả thể.
 
Cùng một từ có thể được sử dụng cho một ngữ cảnh khác không thể xa rời vật lý lương tử hơn: thế giới của chân dung tự họa. Càng ngày, chân dung tự họa càng bớt dần những hạn định cứng nhắc tuân thủ đúng với xu hướng tả thực, mà đắm mình vào hướng đi mới: những tưởng tượng về những gì mà ta muốn trở thành, những giấc mơ, hy vọng, và hết thảy, đó là bản thể thực sự của mỗi con người. Có thể so sánh với Không gian Hilbert vô vàn các chiều không gian, nơi những vũ trụ song song luôn tồn tại, trong mỗi hình ảnh chân dung là những tiềm tàng về những cuộc đời khác, những thực tại khác. Hình dáng bề ngoài có thể dễ biến đổi, và dù có cố ngăn lại hoặc đẩy nhanh các quá trình này, cho dù được gọi là gì, thì điều định hình mỗi con người thường thuộc về một tầng phi vật chất. Sáng tác chân dung tự họa có thể ví như việc tìm kiếm bản thể. Nhưng bản thể nào? Và những thực tại song song nhắc đến ở trên diễn ra ở đâu?
 
Phản chiếu những thay đổi trong chân dung tự họa trong những năm gần đây, 23 tác phẩm vào vòng chung cuộc cho Giải thưởng Dogma lần thứ 5 – từ những tác phẩm hình thể cho tới những gì trừu tượng và thuộc về ý niệm (thách thức những quan niệm về chân dung trong bối cảnh nghệ thuật đương đại), từ những cảm thức nhẹ nhàng, trầm mặc cho tới kịch tính, mãnh liệt và táo bạo, từ hội họa, điêu khắc cho tới video và nghệ thuật sắp đặt – đã dựng nên một không gian đa vũ trụ, mơ về những bản thể khác trong những vũ trụ khác, nằm ngoài thực tại nơi ta đang bám víu bằng những giác quan trần tục.
 
Theo nghĩa đó, quá khứ, hiện tại và tương lai đều có thể coi như các vũ trụ song song: trong lĩnh vực vật lý lượng tử, mỗi khi một người đạt đến một lựa chọn, thì vũ trụ hiện tại sẽ ‘tách ra’  thành hai nửa, rồi mỗi phần sẽ tách ra thành vô vàn những vũ trụ nhỏ hơn nữa. (Nếu nói là vũ trụ ‘tách ra’ thì cũng không hoàn toàn 100% chuẩn khoa học nhưng chắc là đủ cho mục đích của chúng ta; tham khảo thêm lý thuyết Đa-Thế Giới của Hugh Everett III (tương đương với Đa vũ trụ Cấp 3) để có những thông tin thêm.) Trong triển lãm Khả thể, có những tác phẩm chiêm nghiệm về những quyết định cá nhân có thể khiến một cuộc đời thay đổi mãi mãi. Cái đập cánh của một con bướm, những ‘giá như’, những cơ hội lỡ làng. Nhưng đồng thời: tất cả mọi tương lai, những điều chưa biết, đẹp đẽ. Nhưng cũng có những người nói rằng dòng chảy thời gian chỉ là hư ảnh, và quá khứ sẽ còn mãi, và tương lai đã ở đấy – từ lúc sinh ra và chết đi – và con người ta chỉ trôi theo dòng của những sự kiện tiền định.
 
Những bản thể của mỗi cá nhân có thể được tìm thấy bên ngoài vũ trụ của người đó: chúng ta tồn tại, và cũng tồn tại trong tâm trí của những người khác, và những nhận thức trong tâm trí người khác thật hiếm khi trùng lặp với những gì ta nghĩ. Ảo ảnh trong căn phòng của hàng ngàn tấm gương. Có thể nói, trong một số trường hợp, chân dung tự họa được giao phó và thực hiện bởi những người khác, khi những quan hệ cộng sinh đóng vai trò chính. Ánh nhìn hướng ra ngoài, thay vì vào bên trong. Ở khoảng không gian giữa mỗi người và sự vật, là những sự thật về mỗi chúng ta. 
 
Mỗi vũ trụ này, dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, dù xa xôi nhất về ý niệm, đều khởi nguồn từ một thực tại bên ngoài mà chúng ta cùng chia sẻ, kể cả khi mỗi chúng ta nhìn nhận thực tại này theo một cách khác nhau. ‘Không có ai là một hòn đảo.’ Và không ai trong chúng ta tồn tại trong một khoảng không trống rỗng. Cũng giống như việc mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là một tài liệu về bản thân của người nghệ sĩ – mỗi hình ảnh về bản thân người nghệ sĩ bao gồm dấu tích của thế giới nơi họ sinh sống, và điều đó có thể thấy được trong phần lớn tác phẩm của Khả thể, vượt ra ngoài những biên giới cá nhân để đưa đến những diễn giải về các góc cạnh của thời đại: những lịch sử và văn hóa bị quên lãng, những không gian sống đang thay đổi, những định kiến xã hội, những ám ảnh với các dòng chảy thông tin không ngừng nghỉ và sự quá tải của giác quan, sự riêng tư (không tồn tại), những giám sát và những gì bị giám sát, những bạo hành. 
 
Nếu như tiếng nói trong các tác phẩm năm nay của Giải thưởng Dogma vang dội, cảm xúc hơn, nhận thức rõ về bản thân, và dũng cảm hơn, so với những năm trước, thì có lẽ đó lại là một minh chứng về vai trò của nghệ thuật trong việc dựng lên những tấm gương theo cách không giống bất kỳ điều gì khác, là minh chứng về những gì nằm ngoài các giá trị thuộc mỹ học và bản chất đơn thuần, minh chứng cho những khả thể của các thay đổi. Trong những sầu mặc của 23 tác phẩm này, là một niềm lạc quan kiên định.
 
Một cách không ngờ tới, một hệ thống đa vũ trụ hình thành từ những tương tác, phản hồi và tái tưởng tượng của 23 nghệ sỹ với vũ trụ chung của họ – Việt Nam năm 2017. Một bản đồ dẫn lối đến vô vàn các khả thể.
 
*
 
Và tôi là ai để mà tranh luận với Stanisław Lem (và Andrei Tarkovsky)? Nhưng với thiển kiến của người viết này, chính khả năng tự chiêm nghiệm chính mình trước gương, và cùng lúc ấy mơ về những thế giới khác, đã làm nên những gì con người nhất nơi chúng ta. Tự nhận thức về chính mình mọi lúc, qua mọi trải nghiệm, qua mỗi giây phút ánh sang đổi thay, thật quan trọng, nhưng quan trọng không kém là việc ta dám mơ về những khả thể khác, biến chúng thành các thực tại.
 
Bởi vì nếu chúng không trở thành thực tại trong vũ trụ này, dù sao thì ở một vũ trụ song song nào đó khác, điều đó đã xảy ra. 
 
Trần Duy Hưng
Tháng 6, 2017
Bản dịch tiếng Việt: Nhân Nguyễn
 
---
1 Nếu muốn tiếp cận diễn giải khoa học nhưng không quá hàn lâm về thuyết Đa vũ trụ cùng các cấp vũ trụ song song này, bạn có thể tìm đọc các nghiên cứu của nhà khoa học Max Tegmark.
 

INTRODUCTION

 
‘We don’t need other worlds, we need mirrors.’ (Stanisław Lem, Solaris)
 
But what does one see, looking into a mirror? 
 
Notwithstanding outward appearance, our embodied existence is not as singular and unchanging as we might like to think, even on the microscale of tiny split-seconds, of blinks of the eye. When you think about it, the human body is made up of tens of trillions of cells, replacing themselves at the rate of millions a second; whilst on the outer front, comparable amounts of dead skin cells are shed every day. Anatomically speaking, each moment the eyes are set upon the mirror, the image reflected from therein constitutes a new you. As life unfolds, each of us constantly perpetually morphs into our next physicality.
 
A similar idea permeates the strange (and wonder-full) field of quantum physics. Enters the multiverse, an important quantum theory that postulates that ours – the ‘now’ and ‘here’ that me and you and everyone we know are experiencing – is not the only universe there is. At any given point in time, in interstellar regions impossibly faraway we have virtually zero chance of ever travelling to (Level-1 and -2 multiverses), or in our own space-time, layered, but equally unreachable and undetectable (Level 3), there exist an infinite number of versions of us, each slightly different from others, all of whom together constituting the comprehensive set of permutations of events that could play out over the course of somebody’s life, down to the tiniest, most seemingly-insignificant moments.1
 
And if we could capture the gist of these far-out ideas with just one word, we would perhaps say: possibilities. At one extreme, in its beautiful absolution, is the idea that in a multiverse, anything that could happen, happens, in this universe, or another; towards the other, being able to dream up at least one other ‘you,’ is already the beginning of something, a catalyst force. 
 
Possibilities. 
 
The same word applies itself equally well to an endeavour that cannot lie further away from quantum physics: self-portraiture. Increasingly, self-portraiture has been less about excruciating contours of real-life likeness, rather: imagined explorations of who one aspires to be, their hopes, dreams, and ultimately, essence. Similar to science’s infinitely-dimensional so-called Hilbert space where parallel universes co-exist, imbued within one single image is the potentiality for multiple lives and realities. As outward appearances are ephemeral, in flux – and despite our attempts at propelling, or halting, this process – whichever terms we use to define it, what defines us is something that belongs to the disembodied realm. Self-portrait-making constitutes an act of searching for this self. But which self, in particular? And where do those aforementioned realities play out? 
 
Reflecting developments in self-portraiture in recent times, the crop of 23 finalist artworks of the 5th edition of Dogma Prize – from the figurative to the more abstract and conceptual (which formidably confront the notion of self-portraiture in the context of contemporary art), from the quiet, meditative, to the intense, bold and challenging, from paintings, sculptures, to videos and installations – altogether engender a multiverse network, dream up versions of the selves inhabiting universes that are not necessarily those we cling to with our earthly senses. 
 
For instance, the past, the parallel presents and the future can all be considered as metaphysical universes: within the framework of quantum physics, every time a person makes a decision, the present universe ‘splits’  in two, each to split – multiply – into infinite smaller universes down the line. (To say that a universe ‘splits’ is a manner of speaking that would not be deemed 100% scientifically correct – but apt enough for our purpose; please refer to the Many-Worlds theory proposed by Hugh Everett III for further, more precise details.) As part of The Multiverse, there are works that ruminate on personal decisions that, once made, have the potential to alter a life forever. The flutter of the butterfly’s wings, the if-only’s, the missed opportunities. But also: all possible futures, the beautiful mysteries. And yet, some say that the passing of time is an illusion, that the past never will vanish, and the future has already been there, that – from birth to death – we simply travel along a timeline of forever-happening events that have already been laid out. 
 
One’s selves can also be found beyond one’s universes: when we exist, we do so, too, in the minds of others. It is not always the case that the perception harboured by these others coincide with those we have. The hall of thousands of mirrors. Here, the act of making self-portraits can almost be said to have been entrusted upon – carried out by – others, as symbiotic relationships take centre stage. The gaze is shifted out-, instead of inwards. The spaces between people and things bring forth certain revelations about ourselves. 
 
Each of these universes, no matter how much of a far-out, conceptual product of the mind, has its inception in our shared external reality, though of course each person might perceive this reality in a different way. ‘No man is an island.’ One does not simply exist in a void. And thus – not unlike how every work of art can perhaps be considered as a documentation of the author’s selves – carried with an artist’s own image are traces of the world, and this is reflected clearly in the works featured in The Multiverse, a number of which go beyond the personal selves to convey commentaries on aspects of the times: amongst others, forgotten histories, cultural anaesthesia, the changing landscapes, social prejudices, vampiric compulsions for mind-numbing streams of information and sensory overloads, the notion of privacy (or the lack of it), the monitoring and the monitored, domestic abuse. 
 
If this year’s submissions for Dogma Prize seem more vocal, more emotionally-resonant, self-aware, daring, courageous, in their questions and expressions, compared to the previous editions’, then it is yet another reaffirmation of the power of art in holding up mirrors in a way nothing else could and would, of its value beyond the intrinsic and the aesthetical, towards prospects of changes. Whilst the final selection radiates a bleak melancholy – a reflection of the current state of things – there lingers an unmistakable sense of defiant optimism. 
 
In a way pleasantly unexpected, a multiverse is formed, as these 23 artists respond to, take elements from, and reimagine their shared universe – the country Vietnam, the year 2017 – and run away with the inspirations, their imaginations. In its plurality, this multiverse serves as a map of possibilities.
 
*
 
Who am I to argue with Stanisław Lem (and Andrei Tarkovsky)? But I say this anyway: in the humble opinion of this writer, it is the ability of looking into a mirror and, at the same time, dreaming of other worlds, that makes us human. To know yourself – at every age, experience, at every change of light – is crucial, but it is just as important to dare to think of other selves, and to dream them into reality. 
 
Because if that does not become true in this reality, this universe, it is bound to anyway, in another. We might as well.
 
Text by Trần Duy Hưng
June 2017 
 
---
1 For a scientific – but not so heady – explanation of these levels of the multiverse, a good source would be the writings of scientist Max Tegmark.
 

 

Nghệ sĩArtists

Xem thêm
Xem thêm
SEE MORE
Xem thêm

Đối tác & Hỗ trợPartners & Supporters

m5dfmike26aogqx5
TinTuc
undefined
lyhb5v1hdp03thfi,lyhb90x01ja59he0,lyhbbpzl4tf7q5xx,m5dg4mwi8xtd56ob
lw8vzp8hfp7qsk6v,ly8t5xii3zvxo8jx,ly9toi8ee0c7zztd,m48c321ibwp7y0rh,m5dgr7o9inpc9czp,m5dgx37fkf66ywbd,m5dh6e7l7glj4vl2,m5dhfijajp816jje,m5dhl12vfk6vzz4f,m5dhtburklxxrh9d,m5dhxfhrl7m6e1pi,m5diagd83ke9z53y,m5ditheoh7z1incq,m5diy9wq301h63ad,m5dj0622gkdxhnt0,m5dj4ql11ybn8csy,m5djd0s91p27oua4,m5djeykh7go7efbv,m5djhnunad5zpk0b,m5djmee7jtp9mo4a,m5djtcwd7nmaqq42,m5dhatn0ar1dgdlf,m5djyw7s7x91bfsl